Giới thiệu về bảy núi - địa điểm du lịch an giang. Bảy Núi là 7 ngọn núi đặc trưng trong số 37 ngọn núi, ở hai huyện vừa kể trên . Tên Thất Sơn lượt đầu được biên soạn trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí (phần An Giang tỉnh, mục Sơn Xuyên), và bao gồm các núi: Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi (南為山), Tà Biệt và Nhân Hòa (人和山).
Sau đó, Hồ Biểu Chánh trong Thất Sơn huyền bí và Nguyễn Văn
Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm, cho rằng đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư,
Két, Dài, Bà Đội Ôm. Còn theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, xuất bản tại Sài
Gòn vào năm 1972; được Vương Hồng Sển dẫn lại trong Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam,
thì đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Sam, Két, Dài, Tà Béc.. .
Đến năm 1984, Trần
Thanh Phương cho xuất bản Những Trang sử về An Giang, đã kể tên bảy Núi là: Núi
Cấm (禁山) (Thiên Cẩm Sơn)
Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng
Sơn)
Núi Dài (Ngọa Long Sơn)
Núi Tượng (象山) (Liên Hoa Sơn)
Núi Két (Anh Vũ
Sơn)
Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Theo Địa chí An giang...., ở hai huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên có 37 ngọn núi đã có tên, nhưng con số 7 (bảy núi) vẫn không hề thay
đổi. Mặc dù Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn đã đề cập đến bảy
điểm "linh huyệt" của vùng Thất Sơn, rồi chọn ra những núi đã nêu trên, nhưng so
sánh lại những tên núi, vẫn có khác biệt. lý luận cho điều này, hiện nay vẫn
chưa có lời lý giải nào ổn thỏa.
Nhưng điều dễ thấy trong việc sắp xếp núi non
này, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều những yếu tố thần bí, siêu nhiên, phong thủy...
Tuy vẫn còn có những ý kiến khác, nhưng hiện nay những núi do Trần Thanh Phương
liệt kê, được khá nhiều người đồng ý.
Thất Sơn - Bảy Núi rất phong phú về khoáng sản,
như: Nhóm vật liệu xây dựng: Đá granit ở núi Cô Tô, núi Ba Thê, núi Két, núi
Tượng, núi Sập, núi Trà Sư...Cát xây dựng nằm theo triền hoặc nơi các trũng giữa
núi Cấm và núi Dài. Nhóm vật liệu trang trí: Đá ốp lát ở núi Cấm, núi Dài Nhỏ...
Đá aplite, một thành phần quan trọng để sản xuất ra gạch ceramic, để làm hạ
nhiệt nóng chảy của cát, trong các lò chế tạo thủy tinh, được tìm thấy nhiều nơi
ở Bảy Núi. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác, như: than bùn ở các xã Núi Tô,
Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, An Tức...; mỏ vỏ sò ở núi Chóc; mỏ đất sét cao
lanh, đá quý và ngọc ở Nam Qui, Tà Pạ; quặng kim loại molipden ở núi Sam, núi
Két, núi Trà Sư; quặng mangan ở vùng Tà Lọt; nước khoáng thiên nhiên ở núi Dài,
núi Cô Tô, núi Cấm và bột Diatomite ở núi Cấm, núi Dài...
Thiên nhiên cây cảnh tại Thất Sơn:
Khi xưa, vùng Bảy Núi phần lớn là rừng rậm nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý.
Đến thế kỷ thứ 17, nơi đây hãy còn hoang vu. Thái Văn Trừng đã xếp các quần thể
rừng của Bảy Núi trong kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới với cấu trúc 3
tầng rõ rệt: tầng cây gỗ như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật,
nính..., tầng cây bụi như sâm ngọt, sâm núi, mua lông, bưởi, chanh…, tầng thân
thảo và quyết thực vật như sa nhân, gừng dại, giềng rừng.
Động vật tự nhiên trên Thất Sơn
Trước đây, vùng Bảy Núi có nhiều loại chim muông và thú rừng. Trịnh Hoài Đức
trong Gia Định thành thông chí viết: Ở núi Nam Vi cây cối um tùm, khe sâu cỏ
rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo...Còn ở núi Khe Săn (Khê Lạp) có cây tùng, cây
trúc tốt tươi, hươu nai tụ tập…nhân dân thường đến núi này để tìm mối lợi..
Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn cho biết về thú rừng có hổ, báo, nai, hươu, cáo,
vượn, khỉ; về chim có phượng hoàng, quạ... Ngày nay, chỉ còn một số ít loài, như
heo rừng, khỉ, nhím, rắn...còn phần nhiều những loài mà Trịnh Hoài Đức kể trên
gần như không còn nữa.
Nguồn Wiki
EmoticonEmoticon